Ván ép phủ keo là một trong những loại ván ép sử dụng khá phổ biến hàng đầu hiện nay. Ngành gỗ xây dựng phát triển đã đóng góp những sản phẩm có mức độ ảnh hưởng lớn lên toàn ngành xây dựng nói chung và công việc thi công nói riêng.

Nhờ công dụng của mình mà ván ép phủ keo thường được dùng trong xây dựng là chủ yếu. Khi làm cốp pha nếu sử dụng loại ván này sẽ giảm được về mặt chi phí và nhân công – Hai yếu tố rất quan trọng đối với chủ thầu và nhà đầu tư. Khác với các loại cốp pha như thép, composite vốn giá thành cao và thời gian sử dụng không cao. Các sản phẩm do COPPHA QUANG MINH cung cấp có thể tái sử dụng từ 4-6 lần nếu khách hàng dùng kĩ. Sau đây, COPPHA QUANG MINH sẽ chia sẻ cho bạn quy trình sản xuất ván ép phủ keo chuẩn mực để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé!

1. Chọn lọc nguyên liệu cho nhà máy

Đây là công đoạn khó và mang tính quan trọng cao vì nếu nguyên liệu không đạt thì thành phẩm chắc chắn sẽ không có chất lượng như mong muốn. Loại gỗ được chọn chủ yếu là các loại gỗ cứng, thu hoạch ngắn ngày và phù hợp để làm ván ép như Cao su, Bạch đàn, Điều. Các loại gỗ này được trồng và thu hoạch riêng nên không ảnh hưởng tới môi trường rừng Việt Nam, giúp bền vững về mặt sinh học.

Lăn keo lên bề mặt nguyên liệu: Ở khâu lăn keo thì công đoạn này sẽ phụ thuộc vào từng công ty do chất lượng keo không phải ở đâu cũng giống nhau. Trên thị trường có những loại keo chất lượng phổ thông cho đến tốt như Melamine và những loại keo chuyên dụng cao cấp như Phenol. Nếu dùng keo Melamine sẽ rất tiện nhưng với loại keo Phenol thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn, thời gian xử lý cao hơn và cần nhiều ván ép hơn vì loại keo này cần ép rất lâu và có độ nén cao.

2. Chuẩn hóa phôi ván bằng xếp lớp băng chuyền

Nếu phôi ván sắp xếp không kĩ sẽ dẫn đến ván bị lệch, cong hoặc móp méo. Đó là lý do nhà máy nào cũng cần đến băng chuyền để chuẩn hóa phôi ván, hiện nay không còn nhiều người làm thủ công vì tỷ lệ ván thành phẩm đạt chuẩn không cao hoặc gặp sai sót, hư hỏng nhiều.

3. Ép định hình phôi gỗ

Ép định hình phôi gỗ là khâu cần thiết để các lớp ván mỏng liên kết chặt chẽ với nhau, bắt đầu từ ép lạnh và sau đó là ép nóng. Ép lạnh được dùng để định hình các tấm ván, phân bổ keo đồng đều lên bề mặt ván còn ép nóng là để ván gắn chặt với nhau thành một khối.
Xử lý bề mặt phôi ván, chà nhám và cắt cạnh

Ván sau khi ép xong chưa thể trở thành ván thành phẩm ngay được vì cần xử lý sao cho ván được thẳng thớm, bề mặt mịn và được cắt theo kích thước mà khách hàng yêu cầu.

4. Phủ phim lên bề mặt ván

Đây là công đoạn cuối cùng khi ván được phủ một lớp phim lên giúp chống trầy xước, chống nước, chống thấm. Khi hoàn thiện sẽ giúp ván ép này sẵn sàng cho những công việc ngoài công trường khắc nghiệt. Chính vì đặc điểm môi trường Việt Nam vốn nóng ẩm, mưa nhiều nên lớp phim phủ lên phải rất bền vững để tránh những tác động về ngoại lực lẫn thời tiết.

Kết

Qua bài viết của COPPHA QUANG MINH phần nào bạn đã hiểu về quy trình khắt khe và chuẩn mực khi sản xuất ván ép phủ keo. Vì hiện nay có rất nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau và các chủ thầu đang tìm đến các nguồn vật liệu có chất lượng với giá thành hợp lí. Để đáp ứng được nhu cầu ấy chúng tôi có rất nhiều mặt hàng là vật liệu có uy tín và chất lượng để cung ứng cho các công trình. Điều đó là động lực làm chúng tôi không ngừng cố gắng củng cố và vận chuyển nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các công trình. Chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm chất lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt chi phí. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được sử dụng những vật liệu đảm bảo về các yếu tố chất lượng và giá cả. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, hi vọng COPPHA QUANG MINH có cơ hội để được hợp tác cùng bạn và các công trình sắp tới!

XEM THÊM: PHÂN PHỐI COPPHA UY TÍN TẠI TP.HCM
_____________________________
COPPHA QUANG MINH | Giải Pháp Tối Ưu Cho Công Trình

► Liên hệ ngay qua:
Fanpage: https://www.facebook.com/233421120326055/posts/1407731692894986/?extid=0&d=n
Hotline: 0919 58 58 67
Địa chỉ: 43 – Đinh Bộ Lĩnh – Phường 24 – Bình Thạnh – Hồ Chí Minh

Bình luận của bạn